Những tên cây chỉ có ở Nam bộ đã đi vào địa danh

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, có hàng nghìn tên cây trong bài viết sau đây là đặc sản của Nam bộ, nơi khác không có.

  • Trước hết là địa danh có từ Cây ở trước.

Cây Bướm là rạch ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM, nối rạch Mương Bằng với rạch Ông Viễn, tỉnh Long An. Bướm là rạch ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cây bướm có lẽ là cách nói gọn cây bướm bạc, loại cây cao 6-7m, có lông ở nhánh non, là dài chót nhọn, hoa đơm trùm ở đọt, trái có nhiều hột.

Cây cui là rạch ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cây cui là “loại cây to, lá đơn một phiến cứng, giòn, bề trái màu bạc có vảy nhỏ, chùm tụ tán ở nách, nhị đực trên hùng đài, quanh hùng đải có đĩa mật, một hột”. Cũng gọi là cây huỳnh long.

Cây Gâm là rỏng (đường khuyết sâu, có nước) ở huyện Hóc Môn, TPHCM. Cây gầm vốn là cây gằm, một loại cây có tên La tinh là gnetum, nhưng chưa biết hình dánh thế nào.

Cây Mít Nài là vùng đất tại ấp tam đông xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM. Mít nài là loại mít nhỏ trái, thường ăn sống hoặc nấu canh.

Cây Sống Rắn là giống (đất) ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cây sống rắn là giồng (đất) ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Cây sống rắn là thứ “cây nhỏ có nhiều tượt, mình uốn khúc giống cái xương sống con rắn”.

Cây sống rắn

Cây sộp là ấp của xã Tân An Hội , huyện Củ Chi, TPHCM. Cây sộp là loại cây to, lá xanh sậm mọc chùm dày, đọt trắng, hơi chua và chát.

Cây su là rạch ở tỉnh Vĩnh Long. Xẻo Xu là cầu ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Xẻo Xu có lẽ có dạng gốc là Xẻo Su. Cây su là loại gỗ quý, thuộc họ xoan, giống cây ổi, có sớ thịt chắc, có vân đẹp như cẩm lai. Su còn là “loại dây leo, lá to láng, hoa vàng, trái hình quả chuông, da sần sùi, được xào nấu trong bữa ăn”.

Cây Trôm là kênh và rạch ở tỉnh Vĩnh Long. Cây trôm là thứ cây cao lớn, hột lớn mà nhiều dầu, ăn được.

Cây Trường là một địa điểm ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cây trường là loại “cây rừng to, tán lớn, lá cứng giòn, hoa đều tứ phần, 8 tiểu nhị, trái đỏ có gai mềm, cơm ngọt hoặc chua, hột to”.

Một số ít địa danh có từ cái ở trước. Cái là từ cổ có nghĩa là sông/rạch/kênh.

Cái chóc là rạch ở tỉnh sóc trăng. Cái Chóc là “rạch chóc”. Chóc có thể là rau chóc, là “loại rau hay mọc dưới dất bưng” hoặc củ chóc, là “là thứ củ ngứa, vị thuốc trị đàm kêu là bán hạ”.

Cái Cui là chợ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hâu giang và là khu cảng ở TP Cần Thơ. Cái cui là “rạch cây cui”.

Cái Kè là cầu trên tỉnh lộ 902, bắc qua sông Cái Kè, ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Cái kè là “loại dừa rừng, lớn cây không trái, lá nó đóng xây tròn như rẻ quạt”.

Cái Nhum là tên huyện cũ của tỉnh Cửu Long. Cái Nhum còn là tên thị trấn của huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long vả tên rạch ở tỉnh Hậu Giang. Rách Nhum là cầu ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Hòn Nhum là quần đảo ở ngoài khơi thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, gồm: Hòn Nhum Tròn. Nhum là loại cây giống cọ nhưng lớn, có nhiều gai.

Cái Nhút là rạch ở tỉnh Cà Mau. Cái nhút là “rạch có nhiều rau nhút” một loại rau mọc trên mọc nước.

Cái Quao là huyện ly của huyện Duy Minh, tỉnh Vĩnh Long xưa, nay thuộc xã An Định, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cái Quao là “rạch quao”. Quao là loại cây mọc ven sông rạch, trái ra từng chùm, dài từ 20 – 30cm, hình cong và nhọn ở đầu như chiếc sừng trâu.

Cái Vầng là cù lao ở tỉnh An Giang. Cái Vầng là “sông/rạch có cây vầng”, “thứ cây tạp, vỏ của nó có mủ giống như mủ xoài, lá non của nó người ta dùng như rau sống, gọi là rau vầng”.

Cái Vừng là sông ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Cái vừng là “sông chảy qua vùng có cây vừng – thứ cây lớn là, hay mọc theo đất bưng”.

  • Tiếp theo là tên những cây có một âm tiết, có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với một từ chỉ địa hình.

Choại là rạch ở huyện long Thành,tỉnh Đồng Nai. Choại, thường bị nói chệnh thành chại, là loại dây hay mọc theo đất bưng, chịu mưa nắng, thường dùng để bện đăng.

Chóc là núi ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chóc là “loại rau hay mọc dưới đất bưng”.

Lức là gò ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bến Lức vừa là tên sông vừa là tên huyện, tên cầu ở tỉnh Long An. Bến Lức vừa gốc thuần Việt vừa gốc khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức). gốc Khmer Rolưk, là một loại cỏ là nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ. tên dịch ra từ Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang.

Mui là gò ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Mui là “là loại cây thân gỗ hay mọc ở đất giồng”. Mui cũng có thể là cây rau mui, thứ rau hay mọc tùm lum theo đất ướt, cây nhỏ lá lớn, có bông đỏ đỏ.

2.3 Những từ thường kết hợp với tên cây đơn tiết là Giồng, Gò, Rạch…

Bàu Bàng là thị trấn của của huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nổi tiếng do những trận đánh Thắng quân Mỹ trong các năm 1965 – 1966. Bàu bàng là “cái bàu có nhiều cỏ bàng”.

Bàu trai là địa điểm ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bàu trai là “bàu có nhiều cây trai”.

Bưng lùng là căn cứ nằm ở thung lũng giữa núi Ôn Trịnh và núi Dinh. Gọi là Bưng Lùng vì nơi đây có nhiều cây lùng (cây rong riềng). Lùng là loại cây có bẹ ôm lấy thân, vỏ được chẻ làm dây”.

Nhà Bàng là thị trấn của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và là chợ lớn trên kinh Bảy Núi ở tỉnh An Giang. Nhiều người viết sai thành Nhà Bàn. Nhà Bàng là “nhà giã cỏ bàng để đan niệm, bao,…”.

Chợ Nhà Bàng

Trảng Bàng là quận từ ngày 3.1.1957, gồm quận lỵ Gia Lộc và 7 xã. Sau ngày 30.4.1975, đổi quận thành huyện. Trảng là khoảng đất rộng giữa rừng hoặc giữa hai khu rừng. Còn Bàng có lẽ là cỏ bàng. Vậy Trảng Bàng vốn có nghĩa là cỏ trảng có nhiều cỏ bàng.

Rau Đắng là gò ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Rau đắng là “loại cỏ bò nơi ẩm ướt, cộng mập, lá dày đầu tròn hoa trắng, vị đắng, được ăn sống, luộc hoặc nấu canh, có chất hưng phấn trấn kinh và lợi tiểu tiện”.

Rau Tần là ấp của xã An Hảo, huyện Tân Biên, tỉnh An Giang. Rau tần là “loại rau thơm, dày lá”.

Giồng Trôm là huyện của tỉnh Bến Tre. Giồng Trôm có âm gốc Vồng Trôm, vốn có nghĩa gốc là “vồng đất có nhiều cây trôm”. Trôm gốc Khmeer tham rôn, là “loại cây to, lá giống lá gòn nhưng tới bảy phiến; hoa đỏ không cánh (…); cây tiết ra mủ trong, đặc, ăn mát”.

Gò Chai là bến phà vượt sông Vàm Cỏ Đông, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Chai là gò có nhiều cây chai mọc. Chai là loại cây cho mủ đóng cục, nấu chảy để thắp, đốt.

Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang. Gò quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”.

Gò U là kinh ở huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có rạch Cây U . Gò u là “gò có nhiều cây u, môt loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sông rạch, tên đầy đủ là u vu”.

Gò Vấp là quận của TPHCM. Gò Vấp âm gốc là Gò Vắp, vừa thuần Việt vừa gốc Khmer. Vắp là tên cây, âm gốc là Kompăc, một loại cây cứng như lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp”.

Rạch chiếc là cầu bắc ngang qua rạch Chiếc. có người ghi chiết. Rạch Chiếc gốc Khmer, dạng gốc là Prêk Cèk, nghĩa là “dòng sông nhỏ có mọc nhiều cây chiếc” – một loại thứ cây thấp, lá lớn, thường mọc ở vùng nước lợ, lá vị chát, có thể ăn như rau.

Cầu Rạch chiếc mới

Sóc vồ là xón ở tỉnh Sóc Trăng. Sóc Vồ gốc Khmer Srôk Poù, nghĩa là “xóm cây đa/cây bồ đề”.

Tác giả: PGS.TS. Lê Trung Hoa
(Trích nguồn: Báo Kiến Thức Ngày Nay số 823 ra ngày 20/06/2013 trang 5-7)

Xem thêm: Cù Lao Phố, thời thương cảng đệ nhất phương nam ll Tìm hiểu thú chơi Hoa Cảnh của người Hà Nội xưa

Vườn Thực Nghiệm AGRIMARK 
ĐC: F8/3A Võ Hữu Lợi, X.Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP.HCM - ĐT: 0915 35 35 75
 Emai: [email protected] - Hot line: 0915 35 35 75
agrimark.org là website chia sẻ kiến thức phi lợi nhuận
LH Quảng cáo: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG BẦU TRỜI MỚI
776 - C84/8 Nguyễn Văn Quá , Q.12, TP.HCM
EMG