CÂY VẠN TUẾ – CÂY THIÊN TUẾ
- Ở Việt Nam : Loài cây này được trồng nhiều ở đền thờ, miếu, đình chùa, Vườn Quốc gia Cát Bà. Ở Hà Nội có thể thấy ở Thư viện Quốc Gia.
- Vạn tuế là cây thường xanh quanh năm,chủ yếu làm cây cảnh. Nhiều người cho rằng hàng trăm năm cây mới ra hoa. Nhưng thực ra không phải vậy. Nếu điều kiện thích hợp chỉ khoảng 20 năm hoặc ngắn hơn, nó sẽ ra hoa kết quả. Nguyên sản là ở vùng nhiệt đới, nên ở vùng này sau vài năm sinh trưởng thuận lợi là có thể ra hoa kết trái và ra hoa hàng năm. Ở vùng ôn đới, điều kiện không thuân lợi nên vạn tuế sau rất nhiều năm mới ra hoa. thậm chí không bao giờ ra hoa. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào, nhưng có lẽ do yếu tố độ dài ngày. Giống như hàng sao phố Lò Đúc không ra hoa, mặc dù cao lớn xanh tốt.
- Thường Vạn Tuế chỉ cao vài mét. thân thẳng, hoa mọc ở đỉnh của thân.Vạn Tuế là loài hoa đơn tính khác gốc, hoa đực, hoa cái không cùng gốc. Hoa đực giống như hạt ngô, toàn bộ hoa giống như bắp ngô lớn. Hoa cái do nhưng lá non hình lông chim tạo thành hình nửa bán cầu, bên ngoài có nhiều lông tơ.(Theo Bách khoa Tri thức )
Hoa Vạn Tuế đực-ra hoa lần đầu 12 năm tuổi
Hoa Vạn Tuế cái.
Hoa Vạn Tuế cái.
Hoa Vạn Tuế đực. ![]() Mới đây, câu chuyện hiếm thấy ở Trung Quốc về cây vạn tuế 30 năm tuổi trổ hoa, kết trái ở thành phố Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã khiến nhiều người Trung Quốc tò mò.Điều đó cho thấy việc ra hoa của Vạn Tuế phụ thuộc khá nhiều vào đới khí hậu. Chơi hoa kiểng là một thú chơi tao nhã, bổ ích, một nhu cầu của đời sống tinh thần. Cây kiểng là một loại hình nghệ thuật, là thế giới thiên nhiên thu nhỏ do con người nâng tầm vóc có nội dung và sức sống hài hòa. Người chơi hoa kiểng có một phong thái tiêu dao, ung dung bình dị mà đam mê. Người Trung Quốc xưa rất ưa thích loại hình nghệ thuật này, kêu là "cổ mộc"; còn người Nhật thì lại thích loại "bon sai". Ở ta, bà con miền Bắc thích chơi loại kiểng thế, còn bà con trong Nam lại ưa chơi loại kiểng cổ. Ngày nay, nhiều người thích chơi loại kiểng lùn, phổ biến loại hình "bon sai" kiểu Nhật. Phong trào chơi cây kiểng ngày càng lan rộng. Người tuổi cao thích chơi kiểng biểu hiện triết lý, đạo đức, phong cách tiêu dao; còn lớp trẻ ưa thích sự tiêu biểu cho tự do, phóng khoáng. Cây kiểng có nhiều trường phái, tùy sự ưa thích cá nhân mà tự tìm đề tài cho tác phẩm nghệ thuật của mình, tiêu biểu cho loại hình cổ kính có: Long giáng, Hổ quỳ, Linh xà, Phi điểu…; hoặc các thế: Võ Tòng đả hổ, Độc trụ kình thiên, Phi thiên nhạn, Xuyên vân yến… Phái ưa thích lãng mạn, trữ tình có: Cheo leo, Mạch sầu, truyền thuyết tình yêu, Gợi tình… Loại mạnh bạo có: Thác đổ, Tốc độ, Đứng đầu gió… Loại hình điển tích: Huynh đệ đồng khoa, Ngũ phúc lâm môn, Phụ tử đăng khoa, hay Hòn vọng phu, Mẫu tử tương phùng v.v… Triết lý của thú chơi kiểng vô vi, trầm tĩnh, siêu thoát, tự nhiên; không gò bó nặng nề làm mất nét hài hòa duyên dáng, cũng không máy móc, cường điệu để lộ liễu dấu ấn bàn tay thô thiển con người, không tự toát lên chất đậm đặc thiên nhiên gây nên cảm giác giả tạo, khó chịu. Thú chơi cây kiểng đòi hỏi có trình độ hiểu biết sinh lý thực vật, trình độ khoa học kỹ thuật, rung động và cảm nhận bằng tâm hồn và biết cống hiến cho đời, cho nghệ thuật bằng cả tấm lòng say mê văn hóa dân tộc. Kiểng Thiên tuế Cây Vạn Tuế tên khoa học: Cycas revoluta Thunb.- Họ: Cycadaceae trồng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Cây kiểng Thiên tuế mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính. Ngày xưa vua chúa yêu thích cho đặt nơi sân chầu, trong cung đình. Thiên tuế kiểng – loại cây quý hiếm, sống lâu là loại cây lâu lớn, từ lúc ươm trồng cho đến trưởng thành cây kiểng phải mất đến vài mươi năm, mới cao được bốn năm tấc. Thân cây kiểng có mắt, có vảy, màu đen; lá mọc ngay trên đỉnh đầu. Chùm lá chừng hơn mươi cọng, hơi cong và xòe ra. Một năm mới thay lá một lần. Lá già rụng để lại mắt, vảy trên thân cây. Thiên tuế kiểng là một trong những loài cây kiểng có giá bán cao nhất. Cây cao khoảng bốn năm tấc giá đến năm triệu đồng. Do giá "mắc hơn vàng" nên Thiên tuế kiểng chỉ dành cho người có nhiều tiền lắm của mới dám chơi. Cây Vạn tuế, tức Thiên tuế rừng Loại cây không trồng, mọc tràn lan, bạt ngàn ở miền rừng núi. Người ta bứng đem về làm thành kiểng, kêu là cây Vạn tuế (có lẽ thấy Thiên tuế chỉ có ngàn năm còn thấp, nên chọn cho tên Vạn tuế được muôn năm chăng?). Thiên tuế rừng gần giống như Thiên tuế kiểng, chỉ người trong nghề, người sành điệu chơi mới phân biệt được. Nhờ vóc dáng giống in nhau mà giá rẻ hơn nhiều, chẳng mấy chốc Thiên tuế rừng hòa nhập vào làng cây kiểng thành phố, và được thị trường chấp nhận. Thiên tuế rừng bằng cỡ Thiên tuế kiểng giá khoảng vài ba trăm ngàn đồng, tức không được một phần mười Thiên tuế kiểng. Đặc điểm: Thiên tuế kiểng có rễ chùm, còn Vạn tuế (Thiên tuế rừng) có rễ củ, dưới gốc có củ khá to, so với đường kính thân cây gần gấp đôi. Thân cây cả hai loại đều có mắt, vảy như nhau, nhưng thân Thiên tuế kiểng màu đen vẻ chơn chất đậm đặc, còn thân Thiên tuế rừng màu đen lợt lại có màu xám xanh. Lá Thiên tuế kiểng màu xanh thẫm, hình cong, lá Thiên tuế rừng xỉa thẳng lên trời và màu xanh nhạt. Thiên tuế kiểng khi đủ điều kiện sinh trưởng, mầm nhú ra từ thân, theo dòng thời gian mầm to dần, tròn như trái chanh thì bắt đầu có lá xanh, đó là lúc có thể tách mầm ra ươm trồng được, còn cây Vạn tuế (tức Thiên tuế rừng) sinh tồn bằng trái. Trái mọc từ đỉnh đầu. Trái lớn già (cỡ trái chanh) thì rụng bám đất ra rễ, đâm chồi. Thiên tuế rừng cũng lâu lớn. Vùng rừng núi các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc ngược lên Sông Bé, Cao Nguyên, Thiên tuế rừng mọc bạt ngàn. Người ta đem theo cuốc xuổng tìm cây nào thích hợp thì đào bứng chở về xuôi. Có một dạo, bà con xuôi ngược trên đường thiên lý Bắc Nam nhận thấy dọc theo quốc lộ không biết bao nhiêu là Thiên tuế rừng bọc gói để dài theo đường chờ bạn hàng. Giá bán tại địa phương không đắt lắm. Nhưng về đến thành phố do phí vận chuyển nên đội giá lên hai, ba trăm ngàn/gốc. Hiện nay phần lớn "Vạn tuế" tập trung ở các vườn cây cảnh ở miệt Thủ Đức, ở Tân Bình, Phú Nhuận hoặc Phú Lâm v.v… chờ khách thích chơi hoa kiểng rước về. Riêng vườn kiểng của nghệ nhân Bùi Văn Ngọ, ở đường An Dương Vương, quận 6, tuy mới gầy dựng trên ba năm nay cũng có trên 500 gốc Vạn tuế đủ loại lớn nhỏ. Ở các khu vui chơi giải trí: Đầm Sen, Kỳ Hòa, công viên Phú Lâm… hay Suối Tiên ở Thủ Đức cây Vạn tuế được trang trí thành hàng, ngay hàng thẳng lối. Vạn tuế góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp tự nhiên mang hình hài phong sương hoang dã núi rừng. Có được một vài gốc Vạn tuế nơi sân nhà làm cảnh, trang trí trong những ngày vui Tết thưởng Xuân thì thật là thú vị. ![]()
Cây Thiên Tuế trước Đền Hạ – Đền Hùng Phú Thọ.
I/Giống nhau * Vạn tuế: C.H (Tổng hợp) Xem thêm: Tìm hiểu về các giống Mai Chiếu Thủy và kinh nghiệm phân biệt chúng |